Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

Ứng dụng chữa cháy của bột chữa cháy

Bột chữa cháy được nạp vào bình chữa cháy gồm bột BC, bột ABC bột M(chuyên chữa cháy kim loại).

Qua nghiên cứu chúng ta thấy có nhiều loại bột chữa cháy với các tác dụng dập tắt đám cháy khác nhau. Để sử dụng có hiệu quả khi dập tắt các đám cháy thì việc sử dụng đúng loại bột chữa cháy vào loại đám cháy phù hợp là quan trọng đối với việc chữa cháy.
  • Bột BC được sử dụng vào các đám cháy loại B, C và đám cháy dây dẫn có điện.
  • Bột ABC chữa cháy các đám cháy loại A, B, C và đám cháy do dây dẫn có điện cháy.
  • Bột chữa cháy kim loại M chỉ dùng cho việc chữa cháy các loại kim loại cháy.

Bột chữa cháy đều được nạp vào bình chữa cháy trước khi sử dụng, chủ yếu là các loại bình xách tay với khối lượng từ 1kg đến dưới 10kg, ngoài ra còn có bình xe đẩy 35kg.

Bột còn được sử dụng để nạp vào bình tự động treo trường hoặc trong thùng bột của xe chữa cháy.

Những ưu điểm của bột chữa cháy:

Bột chữa cháy có tác dụng dập cháy nhanh và có thể dập tắt được nhiều loại đám cháy khác nhau.
Bột có thể bảo quản ở nhiệt độ từ -50 đến 50 độ C. Trong khoảng khoảng nhiệt độ này vẫn có thể sử dụng bình thường.
Bột nói chung không độc hại về mặt sinh hoạt đối với con người, động vật và sinh vật.

Một số hạn chế của bột chữa cháy

  • Do thành phần hóa học của bột chủ yếu là các muối có tính ăn mòn nên không phù hợp chữa cháy các loại thiết bị điện, điện tử có độ chính xác cao.
  • Bột chữa cháy háo nước, hút ẩm, vón cục, đóng tảng khi phun chúng vào đám cháy. Chỉ có thể sử dụng biện pháp nén khí để đẩy bọt vào vùng cháy. Tầm phun xa của các loại lăng phun bột không quá 20 - 25m đường ống không dài quá 50-60m.
  • Khi chữa cháy các đám cháy lớn nên sử dụng kết hợp bột với bọt nhằm tăng cao hiệu quả chữa cháy.
  • Bột chữa cháy không có tác dụng làm lạnh vì vậy đối với một số đám cháy có thể bùng cháy trở lại.
  • Khi chữa cháy trong phòng kín gây bụi nhiều, do đó người tham gia chữa cháy cần trang bị bảo hộ đường hô hấp.


Tác dụng chữa cháy của bột chữa cháy

1. Kìm hãm phản ứng cháy theo cơ chế tường lạnh
Khi phun vào vùng phản ứng cháy, bột không những hấp thụ nhiệt mà còn các tác dụng kìm hãm hóa học phản ứng cháy theo cơ chế tường lạnh. Khi chữa cháy theo thể tích, bột có độ phân tán cao, khoảng cách giữa các phần tử bột trong vùng cháy rất nhỏ và chúng hình thành các khe hở với kích thước nhỏ hơn đường kính tới hạn. Vì vậy, chúng sẽ có tác dụng như bức tường ngăn cản sự tiếp xúc giữa chất cháy và chất oxy hóa

2. Kìm hãm hóa học phản ứng cháy.
Quá trình cháy là một phản ứng dây chuyền, ở đây xuất hiện các gốc tự do tồn tại trong thời gian rất ngắn, các nguyên tử và các phân tử hoạt động tạo thành các nhánh của mạch phản ứng cháy. Nhờ đó quá trình cháy được tiếp tục và duy trì

Nếu các phần tử bột không phải là trung tính mà ngược lại chúng lại thể hiện khả năng hoạt hóa cao đối với các gốc tự do trong vùng phản ứng cháy thì trong trường hợp này bột có tác dụng kìm hãm hó học phản ứng cháy.

Nếu đưa bột vào ngọn lửa nghĩa là đã dựng lên một tường chắn bằng bột nhân tạo. Như vậy các gốc tự do, các nguyên tử và phân tử hoạt động sẽ truyền năng lượng vào tường đó. Năng lượng của các phần tử này sẽ giảm đi đến mức không đủ để tiếp tục xảy ra phản ứng cháy. Do đó phản ứng cháy dây chuyền sẽ bị bẻ gãy/ Ngọn lửa được dập tắt.

Nếu khả năng nhường điện tử của các phần tử bột cho các gốc hoạt tính càng lớn thì hiệu suất kìm hãm hóa học càng cao. Đây chính là sự khử hoạt tính của các tâm hoạt tính phản ứng cháy dây chuyền.

Đối với các loại bột dạng silicagen được tẩm các loại freon thì tác dụng kìm hãm hóa học phản ứng cháy càng cao. Vì khi vào vùng cháy freon nhanh chóng bay hơi và tác dụng với các sản phẩm nhiệt phân của chất cháy.

Nếu bột không bị phân hủy hoàn toàn, một phần bột rơi xuống phía dưới và phủ lên bề mặt chất cháy một lớp. Lớp bột này có tác dụng ngăn cách tác động của dòng nhiệt bức xạ từ ngọn lửa tới bề mặt chất cháy, đồng thời cách ly không khí với sản phẩm nhiệt phân trong vùng cháy

Tính chất của bột chữa cháy

Tính chất của bột chữa cháy có liên quan đến công tác chữa cháy.
1. Tính chất lý học của bột

Biết được tính chất lý học của bột có thể giúp chúng ta có những kết luận về tác dụng chữa cháy và khả năng bảo quản bột. Tuy nhiên nếu chỉ biết được tính chất vật lý thôi cũng chưa đủ đánh giá hết tác dụng chữa cháy của bột được.

Tác dụng chữa cháy của bột phụ thuộc vào độ phân tán của đám mây bột. Vì độ phân tán tăng thì tổng diện tích bề mặt tiếp xúc của bột cũng tăng theo. Khả năng này do hình dạng và độ lớn của bột quyết định.

Trong tính chất vật lý, người ta chia thành các đặc trưng cho việc điều chế và sử dụng
Các đặc trưng:


  • Độ lớn của hạt
  • Tính kị nước
  • Khả năng cháy, di chuyển trong ống
  • Khả năng bảo quản
  • Khả năng dẹp xuống khi bị rung động
  • Tính phù hợp với bọt khi chữa cháy tổng hợp
  • Khả năng dẫn điện
2. Tính chất hóa học
*Khả năng ăn mòn
Tính ăn mòn của bột chữa cháy tăng lên khi nó bị thấm nước. Bọt chữa cháy khi bị nhiễm ẩm có khả năng ăn mòn ngay trong các bình chữa cháy và các hệ thống ống dẫn và kể cả với chất rắn mà nó dập tắt.
Người ta xác định rằng, đối với bột BC khi nó có nước vào và ở nhiệt độ cao, bột có khả năng ăn mòn yếu. Bột ABC dưới tác dụng nhiệt của đám cháy có thể tách ra NH3. Khí này có khả năng ăn mòn mạnh đối với kim loại màu, tuy nhiên khi này trong đám cháy bị dẫn đi nên tác dụng này không dáng kể.
*Khả năng bền với bọt
Sử dụng kết hợp bột chữa cháy và bọt chữa cháy phải chú ý đến độ bền của bọt. Tác nhân của việc phá hủy mày chính là do các chất chống hút ẩm của bột, thậm chí ngay cả NaHCO3 tinh khiết cũng có tác dụng phá hủy bọt.


Khi nào cần nạp bình chữa cháy

Nạp bình chữa cháy là công việc cần thiết để đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả của bình chữa cháy.

Việc sử dụng bình chữa cháy là cần thiết, nhằm giúp chúng ta nhanh chóng khắc phục hậu quả, khống chế đám cháy khi có cháy. Bình chữa cháy được gọi là phương tiện chữa cháy ban đầu nhằm giúp chúng ta có thể linh động trong phòng cháy và chữa cháy.

Sau khi sử dụng bình, chúng ta cần nạp bình chữa cháy lại, việc nạp sạc bao gồm nạp bột chữa cháy, khí chữa cháy và bơm khí nén tạo áp suất. theo cấu tạo của bình chữa cháy thì để bình phun bột chữa cháy, cần có áp suất đủ để phun bột trong thời gian ngắn nhất, thời gian phun càng ngắn thì hiệu quả chữa cháy càng cao. Áp suất thấp thì phun sẽ lâu và lượng bột đó không thể chữa cháy hiệu quả được.

Ngoài việc nạp bình sau khi sử dụng, bình cần nạp định kỳ khoảng 6 tháng đến 1 năm tùy vào chất lượng bột. Khi để lâu thì bình sẽ giảm áp, khi nén sẽ không đủ phun bột, đồng thời bột chữa cháy cũng giảm đáng kể hiệu quả chữa cháy.

Hãy thường xuyên kiểm tra bình định kỳ hàng tháng hoặc 3 tháng 1 lần để phát hiện kịp thời sự cố và nạp khí nhằm đảm bảo bình hoạt động bình thường.

Để bình chữa cháy có thể sử dụng được lâu trong thời gian bảo hành bột, bảo quản bình ở nhiệt độ bình thường, thoáng mát, không có ánh nắng trực tiếp. Không tiếp xúc với lửa, nước, hóa chất, nhiệt độ cao.