Thứ Tư, 2 tháng 11, 2016

Công tác phòng cháy tại cơ sở

Công tác phòng cháy tại cơ sở là hệ thống các biện pháp, giải pháp về tổ chức, kỹ thuật của người đứng đầu nhằm loại trừ hoặc hạn chế các điều kiện và nguyên nhân gây cháy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan và dập tắt đám cháy trong cơ sở.

Công tác PCCC tại cơ sở bao gồm các nội dung sau:

  • Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác phòng cháy tại cơ sở
  • Xây dựng, ban hành nội quy quy định PCCC
  • Thành lập duy trì hoạt động đội PCCC cơ sở
  • Lập thực tập phương án chữa cháy
  • Đầu tư kinh phí trang bị phương tiện PCCC
  • Tổ chức công tác tự kiểm tra an toàn về PCCC tại cơ sở
  • Xử lý vi phạm quy định về PCCC tại cơ sở
  • Lập hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC


Việc duy trì tình trạng an toàn không để xảy ra cháy, xét về thực chất đó là sự tác động tích cực của con người nhằm phòng ngừa cháy nổ, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả nếu có cháy xảy ra và tạo điều kiện thuận lợi cho việc cứu người cứu tài sản. Chẳng hạn, cơ sở có tính nguy hiểm cháy nổ cao trong quá trình hoạt động song dưới tác động, duy trì của con người, thiết bị kỹ thuật sẽ chuyển về mức thấp hơn là nguy hiểm cháy, nếu cơ sở chỉ có nguy hiểm cháy thì chuyển về mức không hoặc ít nguy hiểm cháy. Hoạt động đó là kết quả do sự tác động tích cực từ phía nhà nước và sự tự giác thực hiện của các chủ thể và đó là kết quả của quá trình tổ chức công tác phòng cháy tại cơ sở. Từ nhận thức về các khái niệm nêu trên và yêu cầu công tác đảm bảo an toàn PCCC, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở trong công tác phòng cháy tổ chức công tác phòng cháy tại cơ sở Là những hoạt động của người đứng đầu cơ sở về tổ chức thực hiện các nội dung công tác phòng cháy nhằm loại trừ, hạn chế các yếu tố, điều kiện gây cháy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cứu người cứu tài sản, chống cháy lan và dập tắt đám cháy xảy  ra tại cơ sở.