Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

Các chất chữa cháy

Khái niệm các chất chữa cháy
Chất chữa cháy được hiểu là các chất và vật liệu nhờ chúng để tạo ra các điều kiện dập cháy.

Phân loại chất chữa cháy
Các chất chữa cháy có thể được phân loại theo hai dấu hiệu cơ bản:

Theo trạng thái các chất chữa cháy:

  • Các chất chữa cháy dạng lỏng như nước và dung dịch
  • Chất chữa cháy dạng bọt foam: bọt hòa không khí, bọt hóa học
  • Các chất chữa cháy dạng rắn: bột, các loại hạt nhỏ
  • Các chất chữa cháy dạng khí: khí trơ, sản phẩm cháy hoàn toàn

Theo cơ chế dập tắt gồm 4 nhóm

  • Các chất dập cháy theo cơ chế làm lạnh vùng phản ứng cháy hay chất cháy
  • Các chất dập cháy theo cơ chế kìm hãm hóa học các phản ứng cháy
  • Các chất chữa cháy theo cơ chế cách ly các thành phần tham gia phản ứng cháy
  • Các chất dập tắt theo cơ chế giảm nồng độ các thành phần tham gia phản ứng cháy
Một số loại bột chữa cháy được sử dụng hiện nay

Bột chữa cháy
Loại đám cháy
Thành phần
Lưu lượng phun kg/m2
Novotroxin - Đức
BCE
NaHCO3. phụ gia hoạt thạch, stearat kim loại
2,5 - 4
Milti-troxin - Đức
ABCDE, trừ Na, Li, Zn, Rb
NaHCO3, phụ gia hoạt thạch, stearat kim loại
2,5 - 4
Novotroxin SV - Đức
BCE
NaHCO3, phụ gia CaCO3, MgCO3, strearat kim loại
2,5 - 4
BCE - Đức
BCE
NaHCO3, stearat kim loại
2,5 - 4
New-svit - Anh
ABCDE
NaHCO3, phụ gia
2,5 - 4
Farovit - Đức
ABCDE
(NH4)3PO4, phụ gia
2,5
Moneex - Anh
ABCDE
KHCO3, ure, phụ gia kỵ nước
0,5 - 1
Jooson - Đức
ABCDE
NaHCO3, phụ gia
2,5 - 4
псб
Chất lỏng, dầu nhờn, thiết bị điện
NaHCO3, hoạt thạch, phụ gia silic hữu cơ
2,5
Пф
Chất lỏng, dầu thực vật, chất cháy âm ỉ
(NH4)3PO4, hoạt thạch, stearat kim loại
2,5
п-1
(NH4)3PO4, stearat kim loại
2,5
Grantio - Pháp
BCE
NaHCO3
2,5

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2016

Bình chữa cháy bằng Cacbon đioxit CO2

Cấu tạo thông số kỹ thuật và nguyên lý làm việc

Cấu tạo

Bình chữa cháy CO2 có vỏ bình bằng thép đúc hình trụ đứng, do bản chất của loại bình này là dùng khí CO2 nén dưới áp suất cao để giữ CO2 ở trạng thái lỏng nên phải có kết cấu chắc chắn. Trên bình sẽ ghi đầy đủ thông số về bình CO2 đó.

Trên cùng là cụm van làm bằng hợp kim đồng, trong đó có lò xo nén một chiều, có tay xách và cần bóp, giữa tay xách và cần có chốt hãm kẹp chì để báo hiệu là bình chưa được sử dụng sau lần sạc cuối cùng.

Trên cụm van có van an toàn, van an toàn sẽ xả khí ra ngoài trong trường hợp áp suất tăng quá mức cho phép.

Gắn với cụm van phía trong là ống xiphong bằng nhựa dùng để xả khí CO2 ra ngoài khi chữa cháy. Loại bình này không có đồng hồ áp kế

Gắn với cụm van ở phía ngoài là loa phun bằng kim loại, nhựa hoặc cao su. loa được gắn với bộ van qua một ống thép cứng hoặc ống xiphong mềm

Chất chữa cháy trong bình là khí CO2 được nén thành dạng lỏng, mỗi bình có một khối lượng nhất định như MT3 MT5 tương ứng khối lượng CO2 là 3 và 5kg.

Thời gian phun hết bình được thể hiện:

Thời gian phun có hiệu quả tính bằng giây: MT2: 8s, MT3: 8s, MT5: 9s, MT7: 12s
Tầm phun xa tính bằng mét: MT2: 1.5m, MT3: 1.5m, MT5: 2m, MT7: 2m

Nguyên lý làm việc của bình chữa cháy CO2

Sau khi giật chốt hãm kẹp chì và bóp cụm tay xách van bóp hoặc vặn van, van một chiều sẽ được mở ra, CO2 trong bình được nén với áp cao sẽ được phun ra qua ống xiphong ra ngoài.

Ứng dụng chữa cháy của bình chữa cháy CO2

Chữa cháy được dùng dập tắt đám cháy chất rắn, đám cháy chất lỏng, khí và cháy điện, cháy thiết bị điện có điện áp < 1000V

Sử dụng bình CO2 không để lại dư lượng, không lưu dấu vết không làm hư hỏng thiết bị đồ vật. Phù hợp chữa cháy các loại thiết bị công nghệ, đồ đắt tiền, đồ chính xác cao...

Hiệu quả chữa cháy cao cho các đám cháy trong hầm, phòng kín, nơi kín gió.

Không dùng để chữa cháy than hay kim loại.

Cách sử dụng bình chữa cháy CO2

  • Đưa bình gần đám cháy sau đó giật chốt hãm và hướng loa phun vào vật đang cháy, bóp tay xách và cần cho đến khi phun hết hoặc đám cháy bị tắt hoàn toàn.
  • Đứng nơi đầu hướng gió, đứng gần cửa ra vào, bóp van liên tục không được ngắt quãng, cháy chất lỏng thì phải phun lên và bao phủ bề mặt ngọn lửa để tránh chất lỏng phun tung tóe gây cháy lan.
  • Đeo bao tay nếu có thể, chỉ cầm và cần bóp và tay cầm, và những chỗ bằng nhựa trên loa để tránh bị bỏng lạnh

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2016

Nạp bình chữa cháy uy tín chất lượng

Việc nạp bình chữa cháy là để bình có đủ lượng bột và khí nén để hoạt động bình thường và đặt hiệu quả chữa cháy tốt nhất.

Nhưng không phải cơ sở kinh doanh nạp sạc bình chữa cháy nào cũng tuân thủ quy trình hay thực hiện nạp bột đầy đủ như vậy. Nhiều cơ sở chấp nhận nạp với giá thấp nhằm lôi kéo khách hàng nhưng việc họ có nạp đầy đủ bột hay khí cho bình chữa cháy hay không thì lại là chuyện khác.

Với cam kết hài lòng khách hàng và chất lượng dịch vụ, chúng tôi luôn kiểm tra kỹ lưỡng các bình chữa cháy trước khi nạp, kiểm tra hoạt động của vòi, loa, ti, van, áp kế...Đảm bảo chúng hoạt động bình thường và không bị hư hại hay có nguy cơ hỏng hóc khi sử dụng.

Tiếp theo là thay thế bột cũ còn sót lại và làm sạch ống dẫn bột, đảm bảo nạp đủ bột theo quy định của bình, bơm áp suất đủ và kiểm tra rò rỉ khí.

Vệ sinh bình sạch sẽ, dán tem bảo hành và niêm phong chốt.

Thực hiện đầy đủ quy trình và đảm bảo kỹ thuật giúp bình hoạt động bền và không gặp sự cố khi sử dụng.

Bột nạp có nhiều loại với xuất xứ khác nhau như bột chữa cháy Trung Quốc hay bột chữa cháy Việt Nam...Tùy theo loại bột mà thời gian bảo hành và nạp lại cũng khác nhau. Bột chất lượng cao thì sẽ để lâu và sử dụng được lâu nếu bảo quản trong điều kiện bình thường, bình không bị giảm áp...

Cơ sở Thiết bị PCCC - Hoàng Quân Phát chuyên nạp bình chữa cháy giá tốt và chất lượng. Chúng tôi nạp sạc các loại bình bột, bình khí CO2 bình bọt trên địa bàn TP HCM và các tỉnh lân cận, nhận và giao bình nếu số lượng lớn hoặc số lượng ít thì tính thêm chi phí vào chi phí nạp bình.

Vui lòng liên hệ điện thoại 08 6656 6422 hoặc 0986 099 519
Email báo giá: hoangquanphat@gmail.com
Website: http://pccc24.com

Rất hân hạnh phục vụ và hợp tác cùng quý khách!

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

Sử dụng khí Nito N2 trong phòng cháy chữa cháy

Khái niệm
Nitơ là một chất khí tồn tại dưới dạng phân tử gồm 2 nguyên tử nito liên kết với nhau bởi liên kết 3 đơn cộng hóa trị, có công thức hóa học N2.

Nito được ứng dụng nhiều trong cuộc sống cũng như trong sản xuất thuốc súng, thuốc nổ và chữa cháy. Nito tồn tại trong vật chất, cá thể sống dưới dạng muối, axit amin với thành phần nồng độ khác nhau.

Tính chất của nito có liên quan đến công tác chữa cháy.

Tính chất vật lý

Là khí không màu, không mùi, không vị, không có tính độc hại với con người và môi trường trong điều kiện thường.

Ni tơ hóa lỏng ở -195,8 độ C và đóng băng ở 210 độ C. khi đóng băng trở thành chất màu trắng giống như tuyết.

Nito dẫn điện rất thấp và có thể sử dụng dập tắt đám cháy thiết bị điện.

Tính chất hóa học

Ở nhiệt độ thường nito là chất hóa học trơ, rất khó tham gia phản ứng hóa học với các chất khác

Nito tác dụng với oxy trong điều kiện có tia lửa hồ quang điện hoặc sét.

N2 + O2 → 2NO

Ngay sau đó NO sẽ tác dụng với Oxy trong không khí tạo  NO2
Là chất độc rất nguy hiểm

Tác dụng chữa cháy của Nitơ

Chủ yếu là tác dụng làm loãng, nito là khí trơ nên không làm gia tăng quá trình cháy, nó làm loãng nồng độ chất cháy giảm nồng độ oxy.

Với 1kg Nito ở điều kiện áp suất và nhiệt độ bình thường thì sẽ chiếm một thể tích 800 lít

Đồng thời nito còn có tác dụng giảm nhiệt độ vùng cháy.

Ứng dụng chữa cháy

Ni tơ được sử dụng chủ yếu để dập tắt các đám cháy chất lỏng, khí, đám cháy thiết bị điện, các đám cháy trong phòng thí nghiệm, thiết bị kín, hoang hầm khoang tàu.

Ứng dụng chữa cháy của bột chữa cháy

Bột chữa cháy được nạp vào bình chữa cháy gồm bột BC, bột ABC bột M(chuyên chữa cháy kim loại).

Qua nghiên cứu chúng ta thấy có nhiều loại bột chữa cháy với các tác dụng dập tắt đám cháy khác nhau. Để sử dụng có hiệu quả khi dập tắt các đám cháy thì việc sử dụng đúng loại bột chữa cháy vào loại đám cháy phù hợp là quan trọng đối với việc chữa cháy.
  • Bột BC được sử dụng vào các đám cháy loại B, C và đám cháy dây dẫn có điện.
  • Bột ABC chữa cháy các đám cháy loại A, B, C và đám cháy do dây dẫn có điện cháy.
  • Bột chữa cháy kim loại M chỉ dùng cho việc chữa cháy các loại kim loại cháy.

Bột chữa cháy đều được nạp vào bình chữa cháy trước khi sử dụng, chủ yếu là các loại bình xách tay với khối lượng từ 1kg đến dưới 10kg, ngoài ra còn có bình xe đẩy 35kg.

Bột còn được sử dụng để nạp vào bình tự động treo trường hoặc trong thùng bột của xe chữa cháy.

Những ưu điểm của bột chữa cháy:

Bột chữa cháy có tác dụng dập cháy nhanh và có thể dập tắt được nhiều loại đám cháy khác nhau.
Bột có thể bảo quản ở nhiệt độ từ -50 đến 50 độ C. Trong khoảng khoảng nhiệt độ này vẫn có thể sử dụng bình thường.
Bột nói chung không độc hại về mặt sinh hoạt đối với con người, động vật và sinh vật.

Một số hạn chế của bột chữa cháy

  • Do thành phần hóa học của bột chủ yếu là các muối có tính ăn mòn nên không phù hợp chữa cháy các loại thiết bị điện, điện tử có độ chính xác cao.
  • Bột chữa cháy háo nước, hút ẩm, vón cục, đóng tảng khi phun chúng vào đám cháy. Chỉ có thể sử dụng biện pháp nén khí để đẩy bọt vào vùng cháy. Tầm phun xa của các loại lăng phun bột không quá 20 - 25m đường ống không dài quá 50-60m.
  • Khi chữa cháy các đám cháy lớn nên sử dụng kết hợp bột với bọt nhằm tăng cao hiệu quả chữa cháy.
  • Bột chữa cháy không có tác dụng làm lạnh vì vậy đối với một số đám cháy có thể bùng cháy trở lại.
  • Khi chữa cháy trong phòng kín gây bụi nhiều, do đó người tham gia chữa cháy cần trang bị bảo hộ đường hô hấp.


Tác dụng chữa cháy của bột chữa cháy

1. Kìm hãm phản ứng cháy theo cơ chế tường lạnh
Khi phun vào vùng phản ứng cháy, bột không những hấp thụ nhiệt mà còn các tác dụng kìm hãm hóa học phản ứng cháy theo cơ chế tường lạnh. Khi chữa cháy theo thể tích, bột có độ phân tán cao, khoảng cách giữa các phần tử bột trong vùng cháy rất nhỏ và chúng hình thành các khe hở với kích thước nhỏ hơn đường kính tới hạn. Vì vậy, chúng sẽ có tác dụng như bức tường ngăn cản sự tiếp xúc giữa chất cháy và chất oxy hóa

2. Kìm hãm hóa học phản ứng cháy.
Quá trình cháy là một phản ứng dây chuyền, ở đây xuất hiện các gốc tự do tồn tại trong thời gian rất ngắn, các nguyên tử và các phân tử hoạt động tạo thành các nhánh của mạch phản ứng cháy. Nhờ đó quá trình cháy được tiếp tục và duy trì

Nếu các phần tử bột không phải là trung tính mà ngược lại chúng lại thể hiện khả năng hoạt hóa cao đối với các gốc tự do trong vùng phản ứng cháy thì trong trường hợp này bột có tác dụng kìm hãm hó học phản ứng cháy.

Nếu đưa bột vào ngọn lửa nghĩa là đã dựng lên một tường chắn bằng bột nhân tạo. Như vậy các gốc tự do, các nguyên tử và phân tử hoạt động sẽ truyền năng lượng vào tường đó. Năng lượng của các phần tử này sẽ giảm đi đến mức không đủ để tiếp tục xảy ra phản ứng cháy. Do đó phản ứng cháy dây chuyền sẽ bị bẻ gãy/ Ngọn lửa được dập tắt.

Nếu khả năng nhường điện tử của các phần tử bột cho các gốc hoạt tính càng lớn thì hiệu suất kìm hãm hóa học càng cao. Đây chính là sự khử hoạt tính của các tâm hoạt tính phản ứng cháy dây chuyền.

Đối với các loại bột dạng silicagen được tẩm các loại freon thì tác dụng kìm hãm hóa học phản ứng cháy càng cao. Vì khi vào vùng cháy freon nhanh chóng bay hơi và tác dụng với các sản phẩm nhiệt phân của chất cháy.

Nếu bột không bị phân hủy hoàn toàn, một phần bột rơi xuống phía dưới và phủ lên bề mặt chất cháy một lớp. Lớp bột này có tác dụng ngăn cách tác động của dòng nhiệt bức xạ từ ngọn lửa tới bề mặt chất cháy, đồng thời cách ly không khí với sản phẩm nhiệt phân trong vùng cháy

Tính chất của bột chữa cháy

Tính chất của bột chữa cháy có liên quan đến công tác chữa cháy.
1. Tính chất lý học của bột

Biết được tính chất lý học của bột có thể giúp chúng ta có những kết luận về tác dụng chữa cháy và khả năng bảo quản bột. Tuy nhiên nếu chỉ biết được tính chất vật lý thôi cũng chưa đủ đánh giá hết tác dụng chữa cháy của bột được.

Tác dụng chữa cháy của bột phụ thuộc vào độ phân tán của đám mây bột. Vì độ phân tán tăng thì tổng diện tích bề mặt tiếp xúc của bột cũng tăng theo. Khả năng này do hình dạng và độ lớn của bột quyết định.

Trong tính chất vật lý, người ta chia thành các đặc trưng cho việc điều chế và sử dụng
Các đặc trưng:


  • Độ lớn của hạt
  • Tính kị nước
  • Khả năng cháy, di chuyển trong ống
  • Khả năng bảo quản
  • Khả năng dẹp xuống khi bị rung động
  • Tính phù hợp với bọt khi chữa cháy tổng hợp
  • Khả năng dẫn điện
2. Tính chất hóa học
*Khả năng ăn mòn
Tính ăn mòn của bột chữa cháy tăng lên khi nó bị thấm nước. Bọt chữa cháy khi bị nhiễm ẩm có khả năng ăn mòn ngay trong các bình chữa cháy và các hệ thống ống dẫn và kể cả với chất rắn mà nó dập tắt.
Người ta xác định rằng, đối với bột BC khi nó có nước vào và ở nhiệt độ cao, bột có khả năng ăn mòn yếu. Bột ABC dưới tác dụng nhiệt của đám cháy có thể tách ra NH3. Khí này có khả năng ăn mòn mạnh đối với kim loại màu, tuy nhiên khi này trong đám cháy bị dẫn đi nên tác dụng này không dáng kể.
*Khả năng bền với bọt
Sử dụng kết hợp bột chữa cháy và bọt chữa cháy phải chú ý đến độ bền của bọt. Tác nhân của việc phá hủy mày chính là do các chất chống hút ẩm của bột, thậm chí ngay cả NaHCO3 tinh khiết cũng có tác dụng phá hủy bọt.


Khi nào cần nạp bình chữa cháy

Nạp bình chữa cháy là công việc cần thiết để đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả của bình chữa cháy.

Việc sử dụng bình chữa cháy là cần thiết, nhằm giúp chúng ta nhanh chóng khắc phục hậu quả, khống chế đám cháy khi có cháy. Bình chữa cháy được gọi là phương tiện chữa cháy ban đầu nhằm giúp chúng ta có thể linh động trong phòng cháy và chữa cháy.

Sau khi sử dụng bình, chúng ta cần nạp bình chữa cháy lại, việc nạp sạc bao gồm nạp bột chữa cháy, khí chữa cháy và bơm khí nén tạo áp suất. theo cấu tạo của bình chữa cháy thì để bình phun bột chữa cháy, cần có áp suất đủ để phun bột trong thời gian ngắn nhất, thời gian phun càng ngắn thì hiệu quả chữa cháy càng cao. Áp suất thấp thì phun sẽ lâu và lượng bột đó không thể chữa cháy hiệu quả được.

Ngoài việc nạp bình sau khi sử dụng, bình cần nạp định kỳ khoảng 6 tháng đến 1 năm tùy vào chất lượng bột. Khi để lâu thì bình sẽ giảm áp, khi nén sẽ không đủ phun bột, đồng thời bột chữa cháy cũng giảm đáng kể hiệu quả chữa cháy.

Hãy thường xuyên kiểm tra bình định kỳ hàng tháng hoặc 3 tháng 1 lần để phát hiện kịp thời sự cố và nạp khí nhằm đảm bảo bình hoạt động bình thường.

Để bình chữa cháy có thể sử dụng được lâu trong thời gian bảo hành bột, bảo quản bình ở nhiệt độ bình thường, thoáng mát, không có ánh nắng trực tiếp. Không tiếp xúc với lửa, nước, hóa chất, nhiệt độ cao.