Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

Tính chất của bột chữa cháy

Tính chất của bột chữa cháy có liên quan đến công tác chữa cháy.
1. Tính chất lý học của bột

Biết được tính chất lý học của bột có thể giúp chúng ta có những kết luận về tác dụng chữa cháy và khả năng bảo quản bột. Tuy nhiên nếu chỉ biết được tính chất vật lý thôi cũng chưa đủ đánh giá hết tác dụng chữa cháy của bột được.

Tác dụng chữa cháy của bột phụ thuộc vào độ phân tán của đám mây bột. Vì độ phân tán tăng thì tổng diện tích bề mặt tiếp xúc của bột cũng tăng theo. Khả năng này do hình dạng và độ lớn của bột quyết định.

Trong tính chất vật lý, người ta chia thành các đặc trưng cho việc điều chế và sử dụng
Các đặc trưng:


  • Độ lớn của hạt
  • Tính kị nước
  • Khả năng cháy, di chuyển trong ống
  • Khả năng bảo quản
  • Khả năng dẹp xuống khi bị rung động
  • Tính phù hợp với bọt khi chữa cháy tổng hợp
  • Khả năng dẫn điện
2. Tính chất hóa học
*Khả năng ăn mòn
Tính ăn mòn của bột chữa cháy tăng lên khi nó bị thấm nước. Bọt chữa cháy khi bị nhiễm ẩm có khả năng ăn mòn ngay trong các bình chữa cháy và các hệ thống ống dẫn và kể cả với chất rắn mà nó dập tắt.
Người ta xác định rằng, đối với bột BC khi nó có nước vào và ở nhiệt độ cao, bột có khả năng ăn mòn yếu. Bột ABC dưới tác dụng nhiệt của đám cháy có thể tách ra NH3. Khí này có khả năng ăn mòn mạnh đối với kim loại màu, tuy nhiên khi này trong đám cháy bị dẫn đi nên tác dụng này không dáng kể.
*Khả năng bền với bọt
Sử dụng kết hợp bột chữa cháy và bọt chữa cháy phải chú ý đến độ bền của bọt. Tác nhân của việc phá hủy mày chính là do các chất chống hút ẩm của bột, thậm chí ngay cả NaHCO3 tinh khiết cũng có tác dụng phá hủy bọt.


1 nhận xét :

  1. Bột chữa cháy sử dụng trong chữa cháy có khối lượng nặng, giúp bột khi phun ra không bị bay

    Trả lờiXóa