1. Kìm hãm phản ứng cháy theo cơ chế tường lạnh
Khi phun vào vùng phản ứng cháy, bột không những hấp thụ nhiệt mà còn các tác dụng kìm hãm hóa học phản ứng cháy theo cơ chế tường lạnh. Khi chữa cháy theo thể tích, bột có độ phân tán cao, khoảng cách giữa các phần tử bột trong vùng cháy rất nhỏ và chúng hình thành các khe hở với kích thước nhỏ hơn đường kính tới hạn. Vì vậy, chúng sẽ có tác dụng như bức tường ngăn cản sự tiếp xúc giữa chất cháy và chất oxy hóa
2. Kìm hãm hóa học phản ứng cháy.
Quá trình cháy là một phản ứng dây chuyền, ở đây xuất hiện các gốc tự do tồn tại trong thời gian rất ngắn, các nguyên tử và các phân tử hoạt động tạo thành các nhánh của mạch phản ứng cháy. Nhờ đó quá trình cháy được tiếp tục và duy trì
Nếu các phần tử bột không phải là trung tính mà ngược lại chúng lại thể hiện khả năng hoạt hóa cao đối với các gốc tự do trong vùng phản ứng cháy thì trong trường hợp này bột có tác dụng kìm hãm hó học phản ứng cháy.
Nếu đưa bột vào ngọn lửa nghĩa là đã dựng lên một tường chắn bằng bột nhân tạo. Như vậy các gốc tự do, các nguyên tử và phân tử hoạt động sẽ truyền năng lượng vào tường đó. Năng lượng của các phần tử này sẽ giảm đi đến mức không đủ để tiếp tục xảy ra phản ứng cháy. Do đó phản ứng cháy dây chuyền sẽ bị bẻ gãy/ Ngọn lửa được dập tắt.
Nếu khả năng nhường điện tử của các phần tử bột cho các gốc hoạt tính càng lớn thì hiệu suất kìm hãm hóa học càng cao. Đây chính là sự khử hoạt tính của các tâm hoạt tính phản ứng cháy dây chuyền.
Đối với các loại bột dạng silicagen được tẩm các loại freon thì tác dụng kìm hãm hóa học phản ứng cháy càng cao. Vì khi vào vùng cháy freon nhanh chóng bay hơi và tác dụng với các sản phẩm nhiệt phân của chất cháy.
Nếu bột không bị phân hủy hoàn toàn, một phần bột rơi xuống phía dưới và phủ lên bề mặt chất cháy một lớp. Lớp bột này có tác dụng ngăn cách tác động của dòng nhiệt bức xạ từ ngọn lửa tới bề mặt chất cháy, đồng thời cách ly không khí với sản phẩm nhiệt phân trong vùng cháy
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét