Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

Ứng dụng chữa cháy của bột chữa cháy

Bột chữa cháy được nạp vào bình chữa cháy gồm bột BC, bột ABC bột M(chuyên chữa cháy kim loại).

Qua nghiên cứu chúng ta thấy có nhiều loại bột chữa cháy với các tác dụng dập tắt đám cháy khác nhau. Để sử dụng có hiệu quả khi dập tắt các đám cháy thì việc sử dụng đúng loại bột chữa cháy vào loại đám cháy phù hợp là quan trọng đối với việc chữa cháy.
  • Bột BC được sử dụng vào các đám cháy loại B, C và đám cháy dây dẫn có điện.
  • Bột ABC chữa cháy các đám cháy loại A, B, C và đám cháy do dây dẫn có điện cháy.
  • Bột chữa cháy kim loại M chỉ dùng cho việc chữa cháy các loại kim loại cháy.

Bột chữa cháy đều được nạp vào bình chữa cháy trước khi sử dụng, chủ yếu là các loại bình xách tay với khối lượng từ 1kg đến dưới 10kg, ngoài ra còn có bình xe đẩy 35kg.

Bột còn được sử dụng để nạp vào bình tự động treo trường hoặc trong thùng bột của xe chữa cháy.

Những ưu điểm của bột chữa cháy:

Bột chữa cháy có tác dụng dập cháy nhanh và có thể dập tắt được nhiều loại đám cháy khác nhau.
Bột có thể bảo quản ở nhiệt độ từ -50 đến 50 độ C. Trong khoảng khoảng nhiệt độ này vẫn có thể sử dụng bình thường.
Bột nói chung không độc hại về mặt sinh hoạt đối với con người, động vật và sinh vật.

Một số hạn chế của bột chữa cháy

  • Do thành phần hóa học của bột chủ yếu là các muối có tính ăn mòn nên không phù hợp chữa cháy các loại thiết bị điện, điện tử có độ chính xác cao.
  • Bột chữa cháy háo nước, hút ẩm, vón cục, đóng tảng khi phun chúng vào đám cháy. Chỉ có thể sử dụng biện pháp nén khí để đẩy bọt vào vùng cháy. Tầm phun xa của các loại lăng phun bột không quá 20 - 25m đường ống không dài quá 50-60m.
  • Khi chữa cháy các đám cháy lớn nên sử dụng kết hợp bột với bọt nhằm tăng cao hiệu quả chữa cháy.
  • Bột chữa cháy không có tác dụng làm lạnh vì vậy đối với một số đám cháy có thể bùng cháy trở lại.
  • Khi chữa cháy trong phòng kín gây bụi nhiều, do đó người tham gia chữa cháy cần trang bị bảo hộ đường hô hấp.


Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét