Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

Kiểm tra và sử dụng bình chữa cháy cũ

Khi bình chữa cháy sử dụng một thời gian nhất định sẽ dẫn đến hư hỏng, rỉ sét, ăn mòn. Như đã biết mức độ nguy hiểm của cháy nổ và tầm quan trọng của bình chữa cháy. Vì vậy việc sử dụng bình chữa cháy hiệu quả nhất là điều cần được quan tâm. Các loại bình chữa cháy cũ đã qua thời gian sử dụng khá lâu sẽ dẫn đến các sự cố nhất định. Nếu nhận biến được những điều cơ bản về chúng thì sẽ giảm tối đa các sự cố nguy hiểm. Bình chữa cháy đều được làm bằng sắt nên khi bị rỉ, sét thì dẫn đến nguy hiểm rất cao.

Vì vậy sử dụng bình chữa cháy cũ cần đặc biệt kiểm tra các sự cố như thân bình có nhiều rỉ sét, đế bình bị ăn mòn các chi tiết cụm van bị hư hỏng. Khi xảy ra các tình huống khả nghi thì xả khí, phun bột để giảm áp xuất trong bình. Đem bình đi bảo trì, nếu không còn sử dụng được thì phải thay bình mới.

Bình chữa cháy CO2 và bình chữa nước thường không gây ra những mối đe dọa cho môi trường trong quá trình xử lý. Một số thành phố cũng cho phép xử lý các hóa chất và halon khô của bình chữa với thùng rác hộ gia đình, nhưng chỉ khi bình chữa là hoàn toàn trống rỗng. Trong trường hợp nếu bình chữa của bạn còn quá nhiều tác nhân chữa cháy, bạn sẽ phải nó đến một trung tâm chất thải nguy hại tại địa phương để xử lý.

Hãy đặc biệt cẩn thận khi xử lý các bình chữa cháy cũ. Những bình chữa cũ có thể chứa carbon tetrachloride. Carbon tetrachloride hoạt động rất tốt trong bình chữa cháy, nhưng chúng cũng rất độc hại có thể gây ngạt khi hít phải lượng lớn dẫn đến tử vong. Khi đun nóng, carbon tetrachloride sản xuất phosgene - thường được gọi là khí độc. Hãy hết sức thận trọng khi xử lý bình chữa cháy cũ và liên hệ với bộ phận cứu hỏa địa phương để được hướng dẫn về cách vận chuyển và xử lý chúng một cách an toàn.

Kiểm tra và nạp sạc bình chữa cháy

Các cơ sở kinh doanh, sản xuất, dịch vụ và cá nhân sử dụng bình chữa cháy nên biết cách nhận biết dấu hiệu còn sử dụng được hay không khi sử dụng bình từ đó biết được khi nào nên nạp lại bình, đồng thời lập kế hoạch kiểm tra định kỳ bình.

Dịch vụ nạp sạc bình chữa cháy giá rẻ

Bình chữa cháy được phân loại theo các tác dụng chữa cháy của chúng, bình bột chữa cháy hay bình khí chữa cháy, bình bột cũng phân ra làm nhiều loại bột khác nhau nhằm chữa cháy các loại đám cháy khác nhau. Khi biết được công dụng cũng như tính năng của chúng, chúng ta sẽ sử dụng hiệu quả và an toàn hơn. Bình chữa cháy bột chia làm các lớp A B C E tùy theo tác dụng dập tắt đám cháy.


Nạp bình chữa cháy bột liên quan đến việc kiểm tra bột, vòi van, chốt, bơm thêm khí nén, thêm bột

Nếu bạn có nhiều bình chữa tại nhà hoặc doanh nghiệp, sẽ là hiệu quả hơn về mặt chi phí khi bạn mua một thiết bị nạp sạc. Bạn sẽ cần những thiết bị phù hợp, các tác nhân chữa cháy, một máy nén khí và một số đào tạo cơ bản về cách nạp bình chữa cháy.

Những người khác có thể chọn cách dễ dàng hơn đó là tìm kiếm một công ty chuyên nghiệp để thực hiện công việc này. Các công ty có các thiết bị cần thiết, đào tạo và biết làm thế nào. Chỉ cần một cuộc điện thoại và họ sẽ làm tất cả những gì còn lại. Phí thường là hợp lý và dịch vụ là nhanh chóng và hiệu quả.

Bạn có thể liên hệ với bộ phận cứu hỏa địa phương để hỏi về việc họ có cung cấp một dịch vụ như vậy không. Một số người làm việc này trong nhà, trong khi những người khác lại tìm đến các đại lý hoặc các nhà sản xuất.

Cho dù bạn làm điều đó cho mình hoặc thuê một người biết làm thế nào để sạc bình chữa cháy CO2, hãy chắc chắn rằng kiểm tra các máy đo áp suất sau khi nạp hoàn tất. Bình chữa sẽ được nạp với các tác nhân chữa cháy đến một mức độ nhất định và không khí còn lại bên trong sẽ được nén lại. Hãy chắc chắn rằng máy đo áp suất nằm trong khoảng khoảng 100-175 psi, hoặc mở rộng trong vùng đặc biệt chỉ định (thường là một khu vực màu xanh lá cây cho sẵn sàng).


Cũng sẽ là cần thiết để nạp bình chữa cháy trong quá trình kiểm tra định kỳ, có thể liên quan đến việc trục xuất các tác nhân chữa cháy để kiểm tra các cơ chế xả và đọc máy đo áp suất thích hợp. Bất kỳ sửa chữa cần thiết phải được xử lý ngay lập tức, và các bình chữa phải được nạp sạc để sẵn sàng sử dụng.


Bạn sẽ cần phải nạp các bình phòng cháy chữa cháy trong suốt lịch trình bảo dưỡng hàng năm (hoặc thường xuyên hơn) của bạn. Thực hiện theo các khuyến nghị và hướng dẫn trên nhãn của nhà sản xuất. Đừng bỏ qua bước này. Nó quan trọng đến hoạt động của bình chữa cháy, cũng như hiệu quả của các tác nhân chữa cháy bên trong.

Bình chữa cháy cần phải được xả hoàn toàn, làm sạch, kiểm tra và nạp lại sau mỗi lần sử dụng hoặc trong các cuộc kiểm tra định kỳ. Học làm thế nào để sạc bình chữa cháy là một bài học quan trọng. Giữ an toàn cho bản thân bằng việc duy trì khả năng chữa cháy hiệu quả của bình chữa cháy là điều mà bạn nên làm

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2016

Công tác phòng cháy tại cơ sở

Công tác phòng cháy tại cơ sở là hệ thống các biện pháp, giải pháp về tổ chức, kỹ thuật của người đứng đầu nhằm loại trừ hoặc hạn chế các điều kiện và nguyên nhân gây cháy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan và dập tắt đám cháy trong cơ sở.

Công tác PCCC tại cơ sở bao gồm các nội dung sau:

  • Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện công tác phòng cháy tại cơ sở
  • Xây dựng, ban hành nội quy quy định PCCC
  • Thành lập duy trì hoạt động đội PCCC cơ sở
  • Lập thực tập phương án chữa cháy
  • Đầu tư kinh phí trang bị phương tiện PCCC
  • Tổ chức công tác tự kiểm tra an toàn về PCCC tại cơ sở
  • Xử lý vi phạm quy định về PCCC tại cơ sở
  • Lập hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC


Việc duy trì tình trạng an toàn không để xảy ra cháy, xét về thực chất đó là sự tác động tích cực của con người nhằm phòng ngừa cháy nổ, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả nếu có cháy xảy ra và tạo điều kiện thuận lợi cho việc cứu người cứu tài sản. Chẳng hạn, cơ sở có tính nguy hiểm cháy nổ cao trong quá trình hoạt động song dưới tác động, duy trì của con người, thiết bị kỹ thuật sẽ chuyển về mức thấp hơn là nguy hiểm cháy, nếu cơ sở chỉ có nguy hiểm cháy thì chuyển về mức không hoặc ít nguy hiểm cháy. Hoạt động đó là kết quả do sự tác động tích cực từ phía nhà nước và sự tự giác thực hiện của các chủ thể và đó là kết quả của quá trình tổ chức công tác phòng cháy tại cơ sở. Từ nhận thức về các khái niệm nêu trên và yêu cầu công tác đảm bảo an toàn PCCC, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở trong công tác phòng cháy tổ chức công tác phòng cháy tại cơ sở Là những hoạt động của người đứng đầu cơ sở về tổ chức thực hiện các nội dung công tác phòng cháy nhằm loại trừ, hạn chế các yếu tố, điều kiện gây cháy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cứu người cứu tài sản, chống cháy lan và dập tắt đám cháy xảy  ra tại cơ sở.

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

Các chất chữa cháy

Khái niệm các chất chữa cháy
Chất chữa cháy được hiểu là các chất và vật liệu nhờ chúng để tạo ra các điều kiện dập cháy.

Phân loại chất chữa cháy
Các chất chữa cháy có thể được phân loại theo hai dấu hiệu cơ bản:

Theo trạng thái các chất chữa cháy:

  • Các chất chữa cháy dạng lỏng như nước và dung dịch
  • Chất chữa cháy dạng bọt foam: bọt hòa không khí, bọt hóa học
  • Các chất chữa cháy dạng rắn: bột, các loại hạt nhỏ
  • Các chất chữa cháy dạng khí: khí trơ, sản phẩm cháy hoàn toàn

Theo cơ chế dập tắt gồm 4 nhóm

  • Các chất dập cháy theo cơ chế làm lạnh vùng phản ứng cháy hay chất cháy
  • Các chất dập cháy theo cơ chế kìm hãm hóa học các phản ứng cháy
  • Các chất chữa cháy theo cơ chế cách ly các thành phần tham gia phản ứng cháy
  • Các chất dập tắt theo cơ chế giảm nồng độ các thành phần tham gia phản ứng cháy
Một số loại bột chữa cháy được sử dụng hiện nay

Bột chữa cháy
Loại đám cháy
Thành phần
Lưu lượng phun kg/m2
Novotroxin - Đức
BCE
NaHCO3. phụ gia hoạt thạch, stearat kim loại
2,5 - 4
Milti-troxin - Đức
ABCDE, trừ Na, Li, Zn, Rb
NaHCO3, phụ gia hoạt thạch, stearat kim loại
2,5 - 4
Novotroxin SV - Đức
BCE
NaHCO3, phụ gia CaCO3, MgCO3, strearat kim loại
2,5 - 4
BCE - Đức
BCE
NaHCO3, stearat kim loại
2,5 - 4
New-svit - Anh
ABCDE
NaHCO3, phụ gia
2,5 - 4
Farovit - Đức
ABCDE
(NH4)3PO4, phụ gia
2,5
Moneex - Anh
ABCDE
KHCO3, ure, phụ gia kỵ nước
0,5 - 1
Jooson - Đức
ABCDE
NaHCO3, phụ gia
2,5 - 4
псб
Chất lỏng, dầu nhờn, thiết bị điện
NaHCO3, hoạt thạch, phụ gia silic hữu cơ
2,5
Пф
Chất lỏng, dầu thực vật, chất cháy âm ỉ
(NH4)3PO4, hoạt thạch, stearat kim loại
2,5
п-1
(NH4)3PO4, stearat kim loại
2,5
Grantio - Pháp
BCE
NaHCO3
2,5

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2016

Bình chữa cháy bằng Cacbon đioxit CO2

Cấu tạo thông số kỹ thuật và nguyên lý làm việc

Cấu tạo

Bình chữa cháy CO2 có vỏ bình bằng thép đúc hình trụ đứng, do bản chất của loại bình này là dùng khí CO2 nén dưới áp suất cao để giữ CO2 ở trạng thái lỏng nên phải có kết cấu chắc chắn. Trên bình sẽ ghi đầy đủ thông số về bình CO2 đó.

Trên cùng là cụm van làm bằng hợp kim đồng, trong đó có lò xo nén một chiều, có tay xách và cần bóp, giữa tay xách và cần có chốt hãm kẹp chì để báo hiệu là bình chưa được sử dụng sau lần sạc cuối cùng.

Trên cụm van có van an toàn, van an toàn sẽ xả khí ra ngoài trong trường hợp áp suất tăng quá mức cho phép.

Gắn với cụm van phía trong là ống xiphong bằng nhựa dùng để xả khí CO2 ra ngoài khi chữa cháy. Loại bình này không có đồng hồ áp kế

Gắn với cụm van ở phía ngoài là loa phun bằng kim loại, nhựa hoặc cao su. loa được gắn với bộ van qua một ống thép cứng hoặc ống xiphong mềm

Chất chữa cháy trong bình là khí CO2 được nén thành dạng lỏng, mỗi bình có một khối lượng nhất định như MT3 MT5 tương ứng khối lượng CO2 là 3 và 5kg.

Thời gian phun hết bình được thể hiện:

Thời gian phun có hiệu quả tính bằng giây: MT2: 8s, MT3: 8s, MT5: 9s, MT7: 12s
Tầm phun xa tính bằng mét: MT2: 1.5m, MT3: 1.5m, MT5: 2m, MT7: 2m

Nguyên lý làm việc của bình chữa cháy CO2

Sau khi giật chốt hãm kẹp chì và bóp cụm tay xách van bóp hoặc vặn van, van một chiều sẽ được mở ra, CO2 trong bình được nén với áp cao sẽ được phun ra qua ống xiphong ra ngoài.

Ứng dụng chữa cháy của bình chữa cháy CO2

Chữa cháy được dùng dập tắt đám cháy chất rắn, đám cháy chất lỏng, khí và cháy điện, cháy thiết bị điện có điện áp < 1000V

Sử dụng bình CO2 không để lại dư lượng, không lưu dấu vết không làm hư hỏng thiết bị đồ vật. Phù hợp chữa cháy các loại thiết bị công nghệ, đồ đắt tiền, đồ chính xác cao...

Hiệu quả chữa cháy cao cho các đám cháy trong hầm, phòng kín, nơi kín gió.

Không dùng để chữa cháy than hay kim loại.

Cách sử dụng bình chữa cháy CO2

  • Đưa bình gần đám cháy sau đó giật chốt hãm và hướng loa phun vào vật đang cháy, bóp tay xách và cần cho đến khi phun hết hoặc đám cháy bị tắt hoàn toàn.
  • Đứng nơi đầu hướng gió, đứng gần cửa ra vào, bóp van liên tục không được ngắt quãng, cháy chất lỏng thì phải phun lên và bao phủ bề mặt ngọn lửa để tránh chất lỏng phun tung tóe gây cháy lan.
  • Đeo bao tay nếu có thể, chỉ cầm và cần bóp và tay cầm, và những chỗ bằng nhựa trên loa để tránh bị bỏng lạnh

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2016

Nạp bình chữa cháy uy tín chất lượng

Việc nạp bình chữa cháy là để bình có đủ lượng bột và khí nén để hoạt động bình thường và đặt hiệu quả chữa cháy tốt nhất.

Nhưng không phải cơ sở kinh doanh nạp sạc bình chữa cháy nào cũng tuân thủ quy trình hay thực hiện nạp bột đầy đủ như vậy. Nhiều cơ sở chấp nhận nạp với giá thấp nhằm lôi kéo khách hàng nhưng việc họ có nạp đầy đủ bột hay khí cho bình chữa cháy hay không thì lại là chuyện khác.

Với cam kết hài lòng khách hàng và chất lượng dịch vụ, chúng tôi luôn kiểm tra kỹ lưỡng các bình chữa cháy trước khi nạp, kiểm tra hoạt động của vòi, loa, ti, van, áp kế...Đảm bảo chúng hoạt động bình thường và không bị hư hại hay có nguy cơ hỏng hóc khi sử dụng.

Tiếp theo là thay thế bột cũ còn sót lại và làm sạch ống dẫn bột, đảm bảo nạp đủ bột theo quy định của bình, bơm áp suất đủ và kiểm tra rò rỉ khí.

Vệ sinh bình sạch sẽ, dán tem bảo hành và niêm phong chốt.

Thực hiện đầy đủ quy trình và đảm bảo kỹ thuật giúp bình hoạt động bền và không gặp sự cố khi sử dụng.

Bột nạp có nhiều loại với xuất xứ khác nhau như bột chữa cháy Trung Quốc hay bột chữa cháy Việt Nam...Tùy theo loại bột mà thời gian bảo hành và nạp lại cũng khác nhau. Bột chất lượng cao thì sẽ để lâu và sử dụng được lâu nếu bảo quản trong điều kiện bình thường, bình không bị giảm áp...

Cơ sở Thiết bị PCCC - Hoàng Quân Phát chuyên nạp bình chữa cháy giá tốt và chất lượng. Chúng tôi nạp sạc các loại bình bột, bình khí CO2 bình bọt trên địa bàn TP HCM và các tỉnh lân cận, nhận và giao bình nếu số lượng lớn hoặc số lượng ít thì tính thêm chi phí vào chi phí nạp bình.

Vui lòng liên hệ điện thoại 08 6656 6422 hoặc 0986 099 519
Email báo giá: hoangquanphat@gmail.com
Website: http://pccc24.com

Rất hân hạnh phục vụ và hợp tác cùng quý khách!

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

Sử dụng khí Nito N2 trong phòng cháy chữa cháy

Khái niệm
Nitơ là một chất khí tồn tại dưới dạng phân tử gồm 2 nguyên tử nito liên kết với nhau bởi liên kết 3 đơn cộng hóa trị, có công thức hóa học N2.

Nito được ứng dụng nhiều trong cuộc sống cũng như trong sản xuất thuốc súng, thuốc nổ và chữa cháy. Nito tồn tại trong vật chất, cá thể sống dưới dạng muối, axit amin với thành phần nồng độ khác nhau.

Tính chất của nito có liên quan đến công tác chữa cháy.

Tính chất vật lý

Là khí không màu, không mùi, không vị, không có tính độc hại với con người và môi trường trong điều kiện thường.

Ni tơ hóa lỏng ở -195,8 độ C và đóng băng ở 210 độ C. khi đóng băng trở thành chất màu trắng giống như tuyết.

Nito dẫn điện rất thấp và có thể sử dụng dập tắt đám cháy thiết bị điện.

Tính chất hóa học

Ở nhiệt độ thường nito là chất hóa học trơ, rất khó tham gia phản ứng hóa học với các chất khác

Nito tác dụng với oxy trong điều kiện có tia lửa hồ quang điện hoặc sét.

N2 + O2 → 2NO

Ngay sau đó NO sẽ tác dụng với Oxy trong không khí tạo  NO2
Là chất độc rất nguy hiểm

Tác dụng chữa cháy của Nitơ

Chủ yếu là tác dụng làm loãng, nito là khí trơ nên không làm gia tăng quá trình cháy, nó làm loãng nồng độ chất cháy giảm nồng độ oxy.

Với 1kg Nito ở điều kiện áp suất và nhiệt độ bình thường thì sẽ chiếm một thể tích 800 lít

Đồng thời nito còn có tác dụng giảm nhiệt độ vùng cháy.

Ứng dụng chữa cháy

Ni tơ được sử dụng chủ yếu để dập tắt các đám cháy chất lỏng, khí, đám cháy thiết bị điện, các đám cháy trong phòng thí nghiệm, thiết bị kín, hoang hầm khoang tàu.