Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

Tính chất của bột chữa cháy

Tính chất của bột chữa cháy có liên quan đến công tác chữa cháy.
1. Tính chất lý học của bột

Biết được tính chất lý học của bột có thể giúp chúng ta có những kết luận về tác dụng chữa cháy và khả năng bảo quản bột. Tuy nhiên nếu chỉ biết được tính chất vật lý thôi cũng chưa đủ đánh giá hết tác dụng chữa cháy của bột được.

Tác dụng chữa cháy của bột phụ thuộc vào độ phân tán của đám mây bột. Vì độ phân tán tăng thì tổng diện tích bề mặt tiếp xúc của bột cũng tăng theo. Khả năng này do hình dạng và độ lớn của bột quyết định.

Trong tính chất vật lý, người ta chia thành các đặc trưng cho việc điều chế và sử dụng
Các đặc trưng:


  • Độ lớn của hạt
  • Tính kị nước
  • Khả năng cháy, di chuyển trong ống
  • Khả năng bảo quản
  • Khả năng dẹp xuống khi bị rung động
  • Tính phù hợp với bọt khi chữa cháy tổng hợp
  • Khả năng dẫn điện
2. Tính chất hóa học
*Khả năng ăn mòn
Tính ăn mòn của bột chữa cháy tăng lên khi nó bị thấm nước. Bọt chữa cháy khi bị nhiễm ẩm có khả năng ăn mòn ngay trong các bình chữa cháy và các hệ thống ống dẫn và kể cả với chất rắn mà nó dập tắt.
Người ta xác định rằng, đối với bột BC khi nó có nước vào và ở nhiệt độ cao, bột có khả năng ăn mòn yếu. Bột ABC dưới tác dụng nhiệt của đám cháy có thể tách ra NH3. Khí này có khả năng ăn mòn mạnh đối với kim loại màu, tuy nhiên khi này trong đám cháy bị dẫn đi nên tác dụng này không dáng kể.
*Khả năng bền với bọt
Sử dụng kết hợp bột chữa cháy và bọt chữa cháy phải chú ý đến độ bền của bọt. Tác nhân của việc phá hủy mày chính là do các chất chống hút ẩm của bột, thậm chí ngay cả NaHCO3 tinh khiết cũng có tác dụng phá hủy bọt.


Khi nào cần nạp bình chữa cháy

Nạp bình chữa cháy là công việc cần thiết để đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả của bình chữa cháy.

Việc sử dụng bình chữa cháy là cần thiết, nhằm giúp chúng ta nhanh chóng khắc phục hậu quả, khống chế đám cháy khi có cháy. Bình chữa cháy được gọi là phương tiện chữa cháy ban đầu nhằm giúp chúng ta có thể linh động trong phòng cháy và chữa cháy.

Sau khi sử dụng bình, chúng ta cần nạp bình chữa cháy lại, việc nạp sạc bao gồm nạp bột chữa cháy, khí chữa cháy và bơm khí nén tạo áp suất. theo cấu tạo của bình chữa cháy thì để bình phun bột chữa cháy, cần có áp suất đủ để phun bột trong thời gian ngắn nhất, thời gian phun càng ngắn thì hiệu quả chữa cháy càng cao. Áp suất thấp thì phun sẽ lâu và lượng bột đó không thể chữa cháy hiệu quả được.

Ngoài việc nạp bình sau khi sử dụng, bình cần nạp định kỳ khoảng 6 tháng đến 1 năm tùy vào chất lượng bột. Khi để lâu thì bình sẽ giảm áp, khi nén sẽ không đủ phun bột, đồng thời bột chữa cháy cũng giảm đáng kể hiệu quả chữa cháy.

Hãy thường xuyên kiểm tra bình định kỳ hàng tháng hoặc 3 tháng 1 lần để phát hiện kịp thời sự cố và nạp khí nhằm đảm bảo bình hoạt động bình thường.

Để bình chữa cháy có thể sử dụng được lâu trong thời gian bảo hành bột, bảo quản bình ở nhiệt độ bình thường, thoáng mát, không có ánh nắng trực tiếp. Không tiếp xúc với lửa, nước, hóa chất, nhiệt độ cao.